Disney đã khắc họa thời trang công chúa trong các phiên bản live-action như thế nào?

Admin

7 nàng công chúa của Disney bước ra từ phiên bản hoạt hình đến màn ảnh lớn đã mang đến những gì cho thế giới thời trang?

Những nàng công chúa từ bộ phim hoạt hình tuổi thơ được tái sinh ở phiên bản live-action chân thực, người được khen hết lời, người gây không ít tranh cãi. Từ Lily James từ “Cinderella” hay Emma Watson trong “Beauty and The Beast” hay mới nhất là Hayley Bailey trong “The Little Mermaid”, mọi nhân vật trong phiên bản live-action đều phải được cân nhắc lựa chọn không chỉ ở ngoại hình mà cả khí chất và biểu cảm phù hợp. Phục trang trong phim cũng góp phần không nhỏ trong việc tái hiện hình bóng nhân vật từ nguyên tác.

Lily James trong “Cindrella”

Trong phiên bản live-action của “Cindrella” (Lọ Lem) ra mắt năm 2015, “vòng eo con kiến” của Lily James đã nhận về cơn mưa lời khen. Nàng công chúa mặc một chiếc váy màu xanh nước biển hơi hướng cổ điển, tao nhã và đầy quý phái, thậm chí còn mang đến cảm giác tươi mới và tinh tế hơn bản gốc. Chiếc váy dạ hội màu xanh nước biển quyến rũ được làm bởi 18 thợ may trong 500 giờ đồng hồ và khảm hàng nghìn viên pha lê Swarovski để tạo nên một kiệt tác tuyệt đẹp. Một trang phục sang trọng và cao cấp nhằm thỏa mãn trí tưởng tượng của người xem về công chúa.

Ảnh: Cindrella

Ảnh: Cindrella

Emma Watson trong “Beauty and The Beast”công chúa

Emma Watson thoát vai Hermione Granger trong “Harry Potter” để hóa nàng công chúa Belle trong bản live-action của “Beauty and The Beast” (Người đẹp và Quái vật). Nữ diễn viên được khen ngợi hết mực bởi ngoại hình xinh đẹp, khí chất và giàu học vấn, rất phù hợp với hình ảnh thông minh, tốt bụng của Belle. Phiên bản live-action của “Beauty and The Beast” có doanh thu cao thứ hai của Disney, chỉ sau “The Lion King”. Emma Watson cũng là người có giọng hát tốt trong phim, được cư dân mạng công nhận là nàng công chúa được hóa thân hoàn hảo nhất trong loạt các live-action của Disney.

Ảnh: Beauty and The Beast

Toàn bộ trang phục trong phim từ chiếc váy dạ hội cầu kỳ của Belle cho đến phụ trang của dân làng được tạo nên bởi nhà thiết kế danh tiếng Jacqueline Durran. Nổi bật nhất không thể bỏ qua chiếc váy vàng biểu tượng của công chúa. Trang phục trong bản live-action cũng dựa trên thiết kế của bản gốc để cải tiến bằng cách thêm họa tiết, nhiều lớp sa tanh nhẹ như lông vũ được nhuộm vàng. Hai lớp váy ngoài cùng được in bằng lá vàng thật, chạm trổ hoa văn phù hợp với sàn nhà theo phong cách Rococo của phòng khiêu vũ và đính kết cùng 2.160 viên pha lê Swarovski. Chiếc váy mất tổng cộng 12.000 giờ để hoàn thành. Đặc biệt hơn, đội ngũ thực hiện đã quyết định bỏ phần áo nịt ngực trong nguyên tác vì họ muốn emma có thể di chuyển dễ dàng hơn trong phim.

Ảnh: Beauty and The Beast

Ảnh: Beauty and The Beast

Naomi Scott trong “Aladdin”công chúa

Phiên bản live-action của “Aladdin” không chỉ có thần đèn do ngôi sao Hollywood Will Smith đảm nhận mà còn có sự góp mặt của công chúa Jasmine (do Naomi Scott thủ vai). Các đường nét trên khuôn mặt, dáng người quyến rũ và nước da nâu khỏe khoắn của nữ diễn viên hoàn hảo để hóa thân nàng công chúa Jasmine. Naomi thậm chí còn hát bài chủ đề “Speechless” trong phim. 

Ảnh: Aladdin

Naomi có lẽ là một trong những nàng công chúa có tủ đồ khủng nhất trong loạt phim live-action. Hơi khác so với những người phụ nữ chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Ả Rập trong triều đình, lụa, vải phi bóng, họa tiết hoa văn và đồ thêu cườm vàng được trang trí công phu ở các phục trang của cô trong phim. Thời trang ở “Aladdin” được lấy cảm hứng từ Nam Á để tôn vinh di sản văn hóa của vương quốc hư cấu Shehrabad. 

Ảnh: Aladdin

Với mục đích tô đậm tính cánh mạnh mẽ, thông minh và tự chủ của công chúa Jasmine, đội ngũ thực hiện cho Naomi mặc những trang phục mang màu sắc mạnh mẽ và phong cách cá nhân táo bạo để phản ánh sự tự tin và thẳng thắn. Họa tiết con công được đính kết xuyên suốt các trang phục và đồ trang sức của cô. Đây được các nhà thiết kế phục trang của phim giải thích như một phép ẩn dụ cho “một con công bị mắc kẹt trong khu vườn thượng uyển, một thế giới hiến có tuyệt đẹp và một linh hồn đầy tự do”. Loài chim này cũng là biểu tượng ở Trung Đông và Nam Á, cộng với bảng màu trùng hợp ngẫu nhiên với trang phục của Jasmine càng nhấn mạnh cho nét ẩn dụ tinh tế này.

Ảnh: Aladdin

Lily Collins trong “Mirror, Mirror”công chúa

Một cuộc tranh cãi nổ ra xung quanh việc tuyển chọn diễn viên cho vai công chúa Bạch Tuyết trong bản live-action “Mirror, Mirror” năm 2012. Chưa bàn đến kịch bản và “những quả cà chua thối” của phim, phục trang của “Mirror, Mirror” đã để lại ấn tượng mạnh mẽ với người xem nhờ độ cầu kỳ, thời trang và đầy tinh tế. Xin gửi một tràng pháo tay đến nhà thiết kế phục trang Eiko Ishioka.

Ảnh: Mirror, Mirror

Ảnh: Mirror, Mirror

Trang phục cho “Mirror Mirror” bao gồm nhiều chi tiết tinh tế, trong đó có chiếc váy cưới màu xanh lam với nơ màu cam khổng lồ gợi nhắc đến nàng Bạch Tuyết của Walt Disney. Chiếc váy được làm hoàn toàn thủ công mà Bạch Tuyết và Nữ hoàng Grimhilde mặc cần tới 35 thước vải. Chiếc váy cưới đồ sộ của “Nữ hoàng Ác ma” nặng hơn 60 pound khiến Julia Roberts bị co cơ đùi khi xoay người quá nhanh khi mặc nó. 

Ảnh: Mirror, Mirror

Elle Fanning trong “Maleficent: Mistress of Evil”

So với bà tiên hắc ám Angelian Jolie, thì Elle Fanning, nữ diễn viên thủ vai công chúa Aurora trong bản live-action “Maleficent: Mistress of Evil” không chiếm nhiều spotlight. Nhưng mái tóc vàng, đôi mắt xanh, làn da trắng và biểu cảm trong sáng, nhân hậu của Elle Fanning đã đánh cắp trái tim của không ít khán giả. 

Ảnh: Maleficent

“Chiếc váy được lấy cảm hứng từ thiên nhiên”, Mirojnick, nhà thiết kế phục trang cho “Maleficent: Mistress of Evil” giải thích về các chi tiết nhấn nhá trên chiếc váy được thêu hình chiếc lá bằng vải nhung màu xanh lam nhẹ nhàng và thanh tao. Sau khi đính hôn và bước vào lâu đài Ulsted, Elle Fanning diện một chiếc váy màu hồng có cổ và thắt lưng tựa như corset. Tuy nhiên, chiếc vảy dạ hội lệch vai có cổ màu trắng hồng trong bản gốc bị cho là “quá lịch sự”. Thời điểm đó trong phim, Aurora đầy tự do và phóng khoáng khi còn sống ở Moors vì chưa bước vào cuộc sống hoàng gia nghiêm chỉnh. Vì vậy, Mirojnick đã biến chiếc cổ áo trong phim hoạt hình thành cổ thuyền trên nền váy màu hồng phấn mềm mại.

Ảnh: Maleficent

Lưu Diệc Phi trong “Mulan” công chúa

Nhắc đến Hoa Mộc Lan, không ai có thể hóa thân vào nàng công chúa này hoàn hảo hơn Lưu Diệc Phi. Nữ diễn viên với đôi mắt cương nghị, sự dịu dàng mạnh mẽ cùng với nhiều năm kinh nghiệm võ thuật. 

Là một bộ phim giàu giá trị văn hóa và lịch sử Trung Quốc, vấn đề thời trang trong phim cũng phức tạp không kém. Để có thể tái hiện tốt nhất hơn 1.000 bộ trang phục, nhà thiết kế Bina Daigeler đã bắt đầu chuyến tham quan nghiên cứu kéo dài ba tuần ở Trung Quốc. Bina và đội ngũ đã lấy cảm hứng cho thiết kế sản xuất, kiến trúc, trang điểm, vũ khí và quần áo từ triều đại nhà Đường (từ năm 608 đến 907). 

Ảnh: Mulan

Chiếc váy khi đi mai mối của Mulan có hình thêu phượng hoàng (biểu tượng của sức mạnh nữ tính) và hoa mộc lan, nét đặc trưng của nàng công chúa đặc biệt này. Màu sắc cũng giúp định hướng các thiết kế của Bina. Màu vàng dành cho Hoàng đế, trong khi Xianniang chỉ mặc quần áo sáng màu. Một sự lựa chọn lấy cảm hứng từ ý tưởng rằng màu trắng ở Trung Quốc là màu của cái chết, đồng thời tượng trưng cho sự thuần khuyết. Màu đỏ được gán cho chiếc áo dài chiến binh của Mulan. Đó là màu của lửa nhưng cũng đại diện cho niềm vui. Quân đội Hoàng gia cũng mặc màu đỏ. Tuy nhiên, Mulan không nổi bật với tư cách là một người lính trong quân đội. Bằng chứng là khi cô ấy quyết định sống thật với chính mình, trút bỏ áo giáp và chiếc mũ trùm đầu thì màu đỏ của chiếc áo chẽn cũng như cơ thể phụ nữ của cô hiện ra. Đỏ là một sắc màu mạnh mẽ và tuyệt đẹp, một biểu tượng của Mộc Lan. Nó làm cho cô ấy tỏa sáng và nhắc nhở người xem rằng cô ấy mạnh mẽ như thế nào.

Ảnh: Mulan

Ảnh: Mulan

Hayley Bailey trong “The Little Mermaid” công chúa

Nàng công chúa gây tranh cãi nhất gần đây chắc hẳn là Ariel của “The Little Mermaid”. Tuy khác màu da so với nguyên tác nhưng Hayley Bailey vẫn có nhiều yếu tố tương đồng với Ariel, chẳng hạn như giọng hát thiên thần được nữ hoàng nhạc pop Beyoncé hết lời khen ngợi. 

Ảnh: The Little Mermaid

Phục trang và tạo hình trong phim góp phần không nhỏ trong việc giúp Hayley biến hóa vào vai nàng tiên cá trong phim. Bởi khác với các nàng công chúa xúng xính váy áo khác, Ariel không có nhiều sự lựa chọn đến vậy. Trang phục của Colleen Atwood và nhà tạo mẫu tóc Camille Friend giúp gợi lên cảm giác hoài cổ, ấm áp đầy mờ ảo, đồng thời tạo ra những hình ảnh mới mẻ. 

Ảnh: The Little Mermaid

Colleen và nhóm thiết kế phục trang đã tái hiện hoàn hảo từ chiếc áo bikini vỏ sò màu tím và đuổi màu xanh bọt biển. Phền áo ngực và đuổi thắt lưng ôm sát của Ariel đều được cắt tỉa tinh tế với những chiếc vây trong mỏng như tơ đầy tinh xảo. Từng chi tiết màu sắc, hoa văn và kiểu dáng trong trang phục của nàng tiên cá và các chị gái của cô đều được lấy cảm hứng từ cá. Công chúa Indira (do Simone Ashley thủ vai) diện chiếc áo croptop trễ vai màu vàng nâu trong khi Karina (do Kajsa Mohammar thủ vai) ngự trị trong chiếc áo nhiều dây đan và cut-out táo bạo màu xanh lấp lánh.

Ảnh: The Little Mermaid